Việt Nam đang hợp tác với các cơ quan nước ngoài, bao gồm Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc để kiến tạo các thành phố bền vững.

Thành phố xanh Thành phố xanh giúp giảm thiểu các tác động gây hại đến môi trường của con người. Ảnh: Shutterstock

Tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số và nhu cầu mua bán bất động sản ngày càng gia tăng và nền kinh tế phát triển vượt bậc của Việt Nam chỉ là một vài trong số nhiều nguyên nhân gây nên sự căng thẳng đối với tài nguyên thiên nhiên. Trước mối đe dọa tiềm tàng của biến đổi khí hậu, Việt Nam với đường bờ biển dài dễ bị ảnh hưởng bởi các biến đổi môi trường và mực nước biển dâng cao.

May mắn là Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rõ những tác động này và hiểu được tầm quan trọng của việc chuyển đổi các đô thị trở nên thông minh và bền vững hơn.

Các tòa nhà góp phần gây biến đổi khí hậu 

Các tòa nhà, từ giai đoạn lên kế hoạch đến lúc xây dựng và đưa vào sử dụng, tiêu tốn một lượng tài nguyên khổng lồ. Tại Việt Nam, các tòa nhà tiêu thụ một nửa nguyên liệu thô của cả nước, cụ thể là 30 - 40% sản lượng năng lượng, ¼ sản lượng khai thác gỗ và 17% lượng nước ngọt.

Quyết định của Chính phủ về việc xây dựng các thành phố xanh góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu các tác động gây hại đến môi trường của con người. 

Dựa trên số liệu do Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) công bố vào tháng 10/2019, cả nước có 130 dự án được chứng nhận bởi các hệ thống chứng chỉ công trình xanh hàng đầu, đơn cử như EDGE của IFC, LEED của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ và LOTUS của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam.

Ưu tiên các thành phố xanh 

Cho đến nay, Đà Nẵng, Hà Nội, TP. HCM và 27 thành phố khác đã có những bước tiến để trở thành thành phố xanh. Nhằm hỗ trợ họ, Chính phủ đã đưa ra chiến lược thành phố thông minh, kế hoạch phát triển đô thị xanh, các chỉ số tăng trưởng đô thị xanh và 5 trụ cột sau:

  1. Chất lượng bền vững;
  2. Giảm tiêu thụ năng lượng
  3. Tiết kiệm tài nguyên;
  4. Sức khỏe và an toàn; 
  5. Giảm tác động đến môi trường.

Cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh 

Đi theo hướng đô thị xanh không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn có thể là một khoản đầu tư tốt của các doanh nghiệp. Trên thực tế, một báo cáo từ Cơ hội Đầu tư vào Cơ sở Hạ tầng Xanh đã chỉ ra rằng các công trình xanh thể hiện tiềm năng đầu tư rất lớn, gia tăng khoảng 100 nghìn tỷ USD trên toàn cầu từ năm 2019 đến năm 2030.

Ông Alexander Feldman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cho biết: “Khi ASEAN phát triển và từng bước thể hiện các tiềm năng kinh tế, cơ hội sẽ rộng mở ở rất nhiều các ngành công nghiệp. Ví dụ, ASEAN có các cơ hội đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD - không chỉ là cảng, đường và cầu truyền thống, mà còn hỗ trợ trong lĩnh vực CNTT-TT, giáo dục, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe”.

Hơn nữa, nhu cầu sống xanh của người tiêu dùng đã trở thành động lực chính của cơ sở hạ tầng xanh trong nước, điều này mang lại hiệu quả tốt cho các nhà đầu tư.

Các nhà phát triển hàng đầu dẫn dắt sự chuyển đổi

Thập kỷ qua đã chứng kiến sự gia tăng của các tòa nhà áp dụng khái niệm xanh. Các nhà phát triển web bất động sản hàng đầu trong nước đã bắt đầu khởi động một số dự án phát triển khu dân cư theo chủ đề sinh thái.

 Giải thưởng BĐS Châu Á PropertyGuru (Asia Property Awards) là một trong những Giải thưởng Bất động sản lớn nhất và danh giá nhất của khu vực

Trong số những nhà phát triển nói trên, có cả những đơn vị đoạt Giải thưởng Bất động sản PropertyGuru Việt Nam, gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị & Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP JSC), Công ty TNHH Phát triển VSIP-Sembcorp Gateway, Công ty TNHH KN Cam Ranh, Tập đoàn Phúc Khang, Gamuda Land, Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường, và Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark.

Một cái tên nổi bật khác tại lễ trao giải là Tập đoàn Capitaland của Singapore, đơn vị đã phát triển Feliz En Vista, một tòa nhà chọc trời 35 tầng được thiết kế để giảm một nửa mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống HVAC và 70% mức sử dụng ánh sáng. Điều này có nghĩa là công trình trên có thể tiết kiệm khoảng 4.800 megawatt điện mỗi giờ, giảm khoảng 3.900 tấn khí thải carbon dioxide và tiết kiệm khoảng 600.000 USD chi phí năng lượng mỗi năm. Các giải pháp bền vững được thực hiện đã làm tăng chi phí xây dựng lên 2% với thời gian hoàn vốn khoảng 1,5 năm.

Có thể nói, công trình xanh là dự án kinh doanh có thể sinh lời cho các nhà đầu tư, vì loại hình cơ sở hạ tầng này được khuyến khích trên toàn cầu để trở thành tiêu chuẩn trong tương lai. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả với dân số đô thị ngày càng gia tăng ở Việt Nam, cần tập trung vào các công trình xanh có giá cả phải chăng.

Bạn biết bất kỳ ngôi nhà, căn hộ, hoặc dự án bất động sản nào đáng được trao giải thưởng tại Việt Nam? Đề cử ngay cho Giải thưởng Bất động sản Việt Nam, Vietnam Property Awards năm 2021 trước ngày 27/8/2021.